Việc ăn uống sau khi xăm môi rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, bong và lên màu của môi. Bởi trong quá trình xăm môi, da môi ít nhiều đã bị tổn thương. Do đó, bạn cần phải kiêng cữ và bổ sung một số thực phẩm theo lời căn dặn của bác sĩ để tránh môi mưng mủ, viêm nhiễm, thâm tím; môi lâu bong và lên màu không chuẩn. Vậy xăm môi có được ăn bún không? Những món bún nào được ăn sau xăm môi? Hãy tham khảo câu trả lời chi tiết tại đây.
Xăm môi có được ăn bún không?
Bún là một thực phẩm được làm từ bột gạo có dạng sợi to, nhỏ khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Thông thường có hai loại bún là bún tươi và bún khô. Sợi bún tươi rất mềm mại, trắng và có mùi hương đặc trưng. Ngược lại, sợi bún khô có sợ khô cứng, nhỏ, bảo quản được lâu.

Bún là thực phẩm không thể thiếu khi ăn các món như bún mắm nêm, bún xào, các loại bún nước,…Bảng thành phần dinh dưỡng trong bún bao gồm calo, đạm, tinh bột, tro, canxi, sắt, nước, chất xơ, phốt pho, Vitamin PP. Vậy xăm môi có được ăn bún không?
Nếu xét về thành phần dinh dưỡng có trong bún, cùng nguyên liệu làm ra thì chúng ta có thể kết luận sau xăm môi ăn được bún. Bởi những chất dinh dưỡng có trong bún không làm ảnh hưởng đến vết thương của môi sau khi phun xăm, do đó bạn có thể ăn bún bình thường.
Tuy nhiên, thông thường khi ăn bún con người không chỉ ăn mỗi mình sợi bún, mà thường kết hợp cùng một số nguyên liệu khác để tạo ra một món ăn riêng. Do đó, khi lựa chọn ăn bún bạn chỉ nên chọn những món bún lành tính, KHÔNG chứa các nguyên liệu như: tôm, cua, ốc hay các loại hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng, thịt vịt, nước tương, mắm nêm, mắm tôm, rau muống, nếp,….

Bởi đây đều là những nguyên liệu có thể gây thâm môi, mưng mủ, viêm nhiễm, thậm chí còn khiến cho môi lâu bong và lên màu không đẹp. Vì vậy sau khi phun xăm môi bạn cần phải kiêng cữ những món bún được làm từ những nguyên liệu này.
Xăm môi có được ăn bún riêu không?
Dựa vào những phân tích nêu trên, hẳn là bạn đã biết sau khi xăm môi có thể ăn bún. Nhưng liệu rằng xăm môi có được ăn bún riêu không?
Bún riêu là một món ăn dân giã và quen thuộc của người Việt Nam. Món ăn này có màu sắc bắt mắt, hương vị đậm đà đến từ nhiều nguyên liệu, mùi thơm đặc trưng, ăn rất bắt miệng, nhờ vậy mà món ăn này được rất nhiều người yêu thích.
Để trả lời lời cho câu hỏi xăm môi có được ăn bún riêu không? Chúng ta cần phải phân tích nguyên liệu tạo nên món ăn này.
Cụ thể để nấu được món bún riêu ngon cần phải có những nguyên liệu như: bún, cua xay, tôm khô, thịt heo xay, trứng gà, tàu hủ, huyết heo, mắm tôm, cà chua, chả quế, giò heo, hành, tỏi, sa tế, dầu điều, rau kinh giới, rau quế, các loại rau nêm và gia vị.

Nếu dựa vào nội dung phân tích xăm môi có được ăn bún không thì rất nhiều nguyên liệu có trong món bún riêu nằm trong danh sách những thực phẩm cần kiêng sau phun xăm môi như: cua xay, tôm khô, trứng gà, mắm tôm. Chính vì vậy, chúng ta có thể kết luận xăm môi không được ăn bún riêu, bởi có rất nhiều nguyên liệu trong món bún này gây ảnh hưởng đến môi.
Thời gian kiêng món bún riêu nên kéo dài từ 2-3 tháng cho đến khi môi lành và lên màu chuẩn thì có thể ăn lại bình thường.
Xăm môi có được ăn bún chả không?
Thông qua những phân tích ở những nội dung “Xăm môi có được ăn bún không và xăm môi có được ăn bún riêu không?, chúng ta có thể thấy mặc dù sau xăm môi chúng ta có thể ăn bún được. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là toàn bộ các món ăn từ bún đều được ăn mà phải dựa vào nguyên liệu làm nên món bún đó. Vậy tiếp theo ở câu hỏi xăm môi có được ăn bún chả không? Đây là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm.
Và để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần phân tích nguyên liệu làm nên món ăn này. Tại Việt Nam chúng ta có món bún chả Hà Nội rất nổi tiếng và để nấu được món ăn này cần có những nguyên liệu như: bún tươi, thịt ba chỉ heo, thịt heo xay nhuyễn, cà rốt, đu đủ xanh, rau sống các loại( húng quế, húng lủi, diếp cá, xà lách), hành tím, tỏi băm, ớt băm, dầu hào, mật ong, nước màu, nước mắm, giấm, dầu ăn, gia vị thông dụng,…

Dựa vào những nguyên liệu làm nên món bún chả và đối chiếu những thực phẩm cần kiêng đã nhắc ở nội dung xăm môi có được ăn bún không, chúng ta có thể kết luận sau khi xăm môi ĂN ĐƯỢC món bún chả Hà Nội. Bởi toàn bộ những nguyên liệu làm nên món ăn này không gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và lên màu của môi. Do đó, sau khi xăm môi bạn có thể ăn bún chả thả ga mà không lo “Xăm môi có được ăn bún chả không?”.
Những món bún cần kiêng và nên ăn sau khi phun xăm môi?
Để một số chị em phụ nữ có thể cẩn thận hơn trong việc ăn uống và kiêng cữ mỗi ngày sau khi xăm môi, Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn sẽ giúp bạn liệt kê một số món bún cần kiêng cữ và những món bún có thể ăn sau phun xăm môi cụ thể như:
Các món bún cần kiêng
Ngoài bún riêu cua thì bạn nên kiêng một số món bún khác như:
Bún bò
Có lẽ, món bún bò là một trong những món ăn sở hữu lượng fan lớn nhất trong các món bún. Bởi bún bò có màu sắc rất bắt mắt, topping đa dạng, hương vị đậm đà, tất cả những yếu tố này góp phần tạo nên một tô bún bò rất ngon, ăn bắt miệng. Thế nhưng, nguyên liệu chính làm nên món ăn này đó chính là thịt bò.

Như bạn đã biết thì thịt bò được xếp vào một trong những thực phẩm cần kiêng sau phun xăm. Do đó, dù có yêu thích món bún bò đến đâu, cũng nên kiêng cữ khoảng 2-3 tuần sau phun xăm môi để môi lành hẳn mới có thể ăn thoải mái. Nếu quá thèm món bún bò Huế bạn có thể thay thế bằng bún Huế chay cũng rất ngon và lạ miệng.
Bún thái
Đây là món bún có vị chua ngọt, màu sắc bắt mắt, nguyên liệu làm nên món này cũng rất đa dạng, nhưng đa phần là bún và hải sản. Thế nên món ăn này được rất nhiều người yêu thích. Thông thường món bún thái này được làm từ những nguyên liệu như: bún tươi, tôm, mực, nghêu, thịt bò, nấm kim châm, cà chua, gừng, sa tế, hành tím băm, sả băm, nước cốt me, lá chanh, riềng. Nếu đối chiếu vào danh sách những thực phẩm cần kiêng thì món ăn này có rất nhiều nguyên liệu cần kiêng sau xăm môi như tôm, mực, nghêu, thịt bò,…

Do đó, bún thái cũng nằm trong danh sách những món bún cần kiêng. Tuy nhiên, bạn có thể thay món bún thái mặn thành bún thái chay nếu muốn vẫn muốn thưởng thức món bún này.
Bún mắm
Tương tự như bún thái thì bún mắm cũng sở hữu những nguyên liệu đến từ hải sản cùng một số nguyên liệu khác không tốt cho môi sau khi phun xăm, do đó bún mắm cũng là món bún nên kiêng sau phun xăm. Cụ thể để nấu món bún mắm đậm đà, chuẩn miền Tây cần có những nguyên liệu như bún, mắm cá linh, mắm cá sặc, tôm tươi, thịt ba chỉ, heo quay, mực ống, chả cá thác lác, sả ớt hành tím, cà tím, ớt sừng, gia vị, các loại rau ăn kèm.
Có thể thấy ⅔ nguyên liệu có trong món ăn này nằm trong những thực phẩm cần kiêng sau phun xăm như tôm, mực, các loại mắm, chả cá thác lác.

Bún măng vịt
Đây là món bún được bán rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Trung. Món ăn này có mùi vị rất hấp dẫn đến từ thịt vịt, măng và hương vị thanh ngọt đến từ nước dùng. Tuy nhiên, bún măng vịt là món bún cần kiêng sau phun xăm môi.
Sở dĩ như vậy là vì bún măng vịt có nguyên liệu chính đến từ thịt vịt, thế nhưng thịt vịt là thực phẩm không nên ăn sau phun xăm môi. Bởi thịt vịt có chứa các chất có thể khiến môi bị loang lổ, không đều màu, gây ngứa, thậm chí sưng đau.
Ngoài những món nêu trên thì còn một số món bún khác bạn cũng nên chú ý nên kiêng sau phun xăm môi như: bún sứa; bún gà; bún tôm, bún cá, bún ốc, bún đỏ,…

Các món bún có thể ăn bình thường
Mặc dù có rất nhiều món bún bạn yêu thích đã bị xếp vào danh sách những món bún cần kiêng sau phun xăm, thế nhưng vẫn còn rất nhiều món bún khác mà bạn có thể ăn thoải mái, do đó bạn có thể thay thế những món bún cần kiêng nêu trên bằng các món như sau:
Bún mọc
Bún mọc có những viên thịt mọc hòa quyện với nước dùng ngọt thanh, đậm đà đến từ xương giúp món ăn này trở nên hấp dẫn hơn. Đa phần các nguyên liệu tạo nên món bún này đều đến từ thịt heo như sườn non, giò sống, bún tươi, chả lụa, xương ống. Thế nên bạn có thể ăn thoải mái mà không lo ảnh hưởng đến môi.

Bún thịt nướng
Không nấu cầu kỳ như những món bún nước, bún thịt nướng rất dễ nấu nhưng có lại có vị rất bắt miệng nên món bún này cũng không hề “kén” fan yêu thích. Đặc biệt, nguyên liệu làm nên món ăn này đa phần đến từ thịt heo – Thực phẩm có thể ăn sau phun xăm. Do đó, thay vì không được ăn những món bún phải kiêng cữ thì có thể ăn bún thịt nướng.

Bún giò heo
Bún giò heo tuy không còn xa lạ với người Việt, nhưng từ khi xuất hiện món ăn này nó luôn nằm trong danh sách những món bún ngon của Việt Nam. Món ăn này có lượng fan cực lớn, bởi khoanh giò heo cực cuốn nằm trên bề mặt tô bún kết hợp với nước dùng ngọt thanh đến từ xương ống heo giúp cho món bún không chỉ ngon, hấp dẫn mà còn giàu dinh dưỡng. Món bún này rất tốt cho những người phun xăm môi xong bởi các dưỡng chất trong giò heo sẽ giúp cho vết thương ở môi nhanh lành, nhanh bong và lên màu đẹp.

Ngoài những món bún nên ăn đã được nêu chi tiết ở nội dung trên thì bạn có thể tham khảo thêm những món bún khác như bún sườn chua, bún chay, bún trộn xá xíu, bún xào thịt heo, bún bì miền tây,…
Dựa vào những thông tin xoay quanh chủ đề xăm môi có được ăn bún không? Hẳn là chúng đã giúp bạn nắm được một số món bún nên kiêng và nên ăn sau phun xăm môi nói riêng và phun xăm thẩm mỹ nói chung. Để từ đó, bạn có thể lựa chọn ăn một món bún ngon mà không làm ảnh hưởng đến môi.