Bị chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì dể mau hết? | Huyền Đỗ

WlIuV2qw bi cham moi kieng an gi 10

Chàm môi là một trong những biểu hiện của tình trạng dị ứng, nguyên nhân chính là do các dị nguyên thực trong thức ăn có thể gây phản ứng quá mẫn cảm sau khi đưa vào cơ thể vài giờ hoặc vài ngày. Vậy bị chàm môi kiêng ăn gì? Nên ăn gì và chăm sóc ra sao? Đừng bỏ qua câu trả lời của góc sức khỏe cho những câu hỏi này trong nội dung sau của bài viết!

Bị chàm môi kiêng ăn gì?

Bạn có biết? Nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng chàm môi đó chính là dị ứng, trong đó, dị ứng thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất. Chàm môi xuất hiện khiến da môi khô, nứt nẻ, phồng rộp và đôi khi là chảy máu, mủ. Điều này gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, vừa không thể sinh hoạt bình thường như đánh răng, rửa mặt, thoa son vừa gây mất thẩm mỹ.

Bị chàm môi kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâmBị chàm môi kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm

Sau đây là một số loại thực phẩm gây nên tình trạng chàm môi và đồng thời giúp bạn trả lời cho câu hỏi bị chàm môi kiêng ăn gì.

[Ads] Tư vấn ngay - đang MIỄN PHÍ
Zalo: 0968200357

-10%
nhập khẩu
675.000
-19%

Bị chàm môi nên kiêng ăn các loại hải sản

Mặc dù hải sản chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, về bản chất, hải sản lại có tính hàn, mùi tanh. Đối với những người có cơ địa yếu hay vừa mới ốm dậy sẽ rất dễ gặp phải tình trạng dị ứng, kích ứng như mưng mủ, ngứa ngáy, thậm chí sưng tấy ở vùng da bị chàm.

Các bệnh nhân có cơ địa dị ứng hải sản khi ăn vào nhẹ thì bị nổi mụn nước li ti, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nặng thì gây nhiễm trùng da và nhanh chóng lan rộng. Vì vậy, câu trả lời đâu tiên cho câu hỏi bị chàm môi kiêng ăn gì đó là các loại hải sản như ốc, tôm, cua,…

Nên kiêng ăn các loại hải sản vì chúng có tính hàn, vị tanh, dễ gây dị ứngNên kiêng ăn các loại hải sản vì chúng có tính hàn, vị tanh, dễ gây dị ứng

Bị chàm môi nên kiêng thịt gà. thịt bò

Thịt gà và thịt bò rất giàu protein, các dưỡng chất có trong 2 loại thực phẩm này có nhiệm vụ thúc đẩy tăng sinh tế bào. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến những vết thương hở bị kích ứng, ngứa ngáy và mưng mủ.

[Ads] Tư vấn ngay - đang MIỄN PHÍ
Zalo: 0968200357

-10%
nhập khẩu
675.000
-19%

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân bị chàm sau khi ăn thịt bò, thịt gà ngay cả khi cơ thể không có bất kỳ một vết thương nào. Bề mặt da của họ bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy râm ran, nhất là ở môi. Mức độ ngứa có thể nhẹ rồi tăng dần, thậm chí có người khó chịu đến mức phải dùng tay để gãi, đôi khi phải gãi đến bật máu vẫn không hết.

Tình trạng ngứa do chàm kéo dài gây nên rất nhiều phiền toái cho người bệnh, không những làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây mất ngủ, tổn hại đến sức khỏe tinh thần. Vậy, câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi bị chàm môi kiêng ăn gì đó chính là thịt bò, hãy loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn của mình nếu không muốn tình trạng chàm môi nặng hơn bạn nhé!

Không nên ăn thịt bò khi bị chàm môiKhông nên ăn thịt bò khi bị chàm môi

Nên kiêng ăn nội tạng động vật

Theo các nghiên cứu y khoa cho thấy, nội tạng của động vật như gan, ruột,… chứa rất nhiều chất độc. Đây cũng là tác nhân trực tiếp khiến chàm môi trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với những ai có cơ địa nhạy cảm thì có thể bị nổi mẩn ngứa hoặc cảm thấy khó chịu ở môi ngay sau khi ăn. Tình trạng ngứa này có thể lan rộng ra toàn thân và gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hằng ngày.

Ăn nhiều gan heo cũng có thể làm tăng nguy cơ chàm môiĂn nhiều gan heo cũng có thể làm tăng nguy cơ chàm môi

Không nên ăn thực phẩm đã qua chế biến

Đồ ăn đóng hộp đã qua chế biến thường có chứa rất nhiều dầu mỡ và chất bảo quản, khi ăn có thể sẽ khiến cho môi bị kích ứng và hiện tượng chàm môi là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, trong các loại thực phẩm chế biến sẵn thường có tỷ lệ muối rất cao, đây cũng là nguyên nhân vô tình khiến cho dây thần kinh ngoại biên bị kích ứng và gián tiếp gây tình trạng chảy máu, lở loét môi.

Vì vậy, khi đứng trước sự lựa chọn giữa thực phẩm chế biến sẵn và tự nấu, hãy chọn việc tự chế biến thức ăn để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình bạn nhé!

Các loại thực phẩm đóng hộp đã qua chế biến cũng nằm trong danh sách câu trả lời cho câu hỏi bị chàm môi kiêng ăn gìCác loại thực phẩm đóng hộp đã qua chế biến cũng nằm trong danh sách câu trả lời cho câu hỏi bị chàm môi kiêng ăn gì

Tránh xa thức ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị như ớt, tiêu, gừng, tỏi, hành có thể khiến cho môi bị kích ứng và dễ dàng hình thành vết loét, chàm ngứa ngáy, khó chịu. Một số người có cơ địa độc có thể nhanh chóng trở nên viêm nhiễm, sưng phù và cảm thấy vô cùng đau nhức, khó chịu.

Các loại thực phẩm cay nóng cũng không được khuyến khích khi bị chàm môiCác loại thực phẩm cay nóng cũng không được khuyến khích khi bị chàm môi

Không nên uống đồ uống có cồn, gas và nhiều đường

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, những người có thói quen sử dụng nhiều đồ uống có cồn, nước ngọt có gas thường có tỷ lệ mắc bệnh chàm môi khá cao. Không chỉ vậy, thành phần có các loại đồ uống có cồn hay nước ngọt có gas cũng có thể khiến cho gan và thận hoạt động quá mức, dẫn đến suy yếu, nhiễm độc. Từ đó gây nên tình trạng dị ứng và chàm môi.

Không nên uống nước ngọt có gas hay cồn khi bị chàm môiKhông nên uống nước ngọt có gas hay cồn khi bị chàm môi

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng chàm môi

Chàm môi thuộc nhóm bệnh về da, cụ thể là viêm da và gây ngứa là chính. Lâu dần không được xử lý có thể hình thành các vết loét, nhiễm trùng nặng trên môi.

Bệnh chàm môi về bản chất là không lây truyền từ người này sang người khác, tuy nhiên nếu vết chàm đã phát triển thành mụn nước bị vỡ ra hoặc có vết loét hoàn toàn có thể lây sang người khác khi tiếp xúc ngoài da.

Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh chàm môi thông qua hiện tượng đầu tiên là ngứa, da môi bắt đầu khô và bong tróc liên tục, môi nổi mẩn đỏ hoặc phát ban trong nhiều ngày. Môi cũng có thể chuyển sang màu sáng hoặc sẫm hơn khi bị chàm.

Nguyên nhân gây nên tình trạng chàm môi thường là do dị ứngNguyên nhân gây nên tình trạng chàm môi thường là do dị ứng

Người ta phát hiện ra rằng bệnh này thường xuất phát từ những người có cơ địa dễ bị dị ứng với một thành phần nào đó. Nếu trong gia đình có một thành viên nào đó mắc bệnh chàm môi thì nguy cơ mắc phải khá cao. Bên cạnh đó, tình trạng nhạy cảm với sự nóng lạnh của thời tiết hoặc sự thay đổi đột ngột của hormone cũng làm tăng nguy cơ bị chàm môi.

Người ta cũng thống kê được tỷ lệ người bị chàm môi xuất phát từ dị ứng phấn hoa, khói, thực phẩm không phù hợp, tiếp xúc với lông động vật và nhiễm trùng đường hô hấp khá cao.

Bị chàm môi nên ăn gì?

Có thể thấy, bệnh chàm môi có ảnh hưởng rất lớn tinh thần, thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, bên cạnh việc xác định nguyên nhân và tìm câu trả lời cho câu hỏi bị chàm môi kiêng ăn gì để tránh xa chúng thì những thực phẩm nên ăn cũng cần được quan tâm.

Chàm môi gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sốngChàm môi gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống

Bổ sung các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe

Tinh dầu hạt lanh và hạt anh thảo chứa hàm lượng chất béo tốt cho sức khỏe khá dồi dào, có thể hỗ trợ điều trị bệnh chàm môi khá tốt. Hàm lượng axit béo có trong các loại tinh dầu này giúp cơ thể ngăn chặn hiệu quả quá trình oxy hóa, đồng thời giảm thiểu nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm. Tinh dầu chứa vitamin E có trong các loại hạt còn giúp thúc đẩy cơ thể tăng sinh collagen, tái tạo tế bào, giúp môi trở nên mềm mại hơn và nhanh chóng làm liền các vết loét.

Bạn có thể bổ sung 2 đến 4g tinh dầu anh thảo hoặc 1 thìa cà phê hạt lanh vào thức ăn, đặc biệt là bữa ăn tối để tình trạng chàm môi được cải thiện.

Bổ sung tinh dầu hạt lanh vào khẩu phần ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng chàm môiBổ sung tinh dầu hạt lanh vào khẩu phần ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng chàm môi

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày

Rau xanh và trái cây chính là “chìa khóa vàng” giúp bạn có một cơ thể cường tráng, khỏe mạnh và ngăn chặn hiệu quả nguy cơ bị viêm nhiễm. Trong các loại rau xanh và trái cây nhiều màu thường chứa nhiều vitamin C, A, E, vitamin nhóm B, PP cùng nhiều khoáng chất vi lượng và hàm lượng chất xơ vô cùng dồi dào.

Việc bổ sung đầy đủ các loại rau xanh, trái cây chứa vitamin, đặc biệt là vitamin PP và khoáng chất kẽm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng ngứa và giúp môi nhanh chóng hồi phục.

Rau xanh, trái cây giàu vitamin, khoáng chất, giúp cơ thể mau chóng hồi phụcRau xanh, trái cây giàu vitamin, khoáng chất, giúp cơ thể mau chóng hồi phục

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm

Thực phẩm chứa kẽm như yến mạch, đậu Hà Lan, gạo lứt, đậu phộng,… được ưu tiên đưa vào thực đơn của bệnh nhân bị bệnh chàm môi. Bởi khoáng chất vi lượng kẽm có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc kích thích cơ thể sản sinh tế bào, rút ngắn thời gian hồi phục môi, đồng thời ngăn chặn vết chàm lan rộng ra nhiều vị trí trên cơ thể khác.

Đậu Hà Lan có chứa nhiều kẽm, hỗ trợ điều trị chàm môi hiệu quảĐậu Hà Lan có chứa nhiều kẽm, hỗ trợ điều trị chàm môi hiệu quả

Thực phẩm chứa omega-3

Omega-3 có nhiều trong các loại dầu cá hoặc cá béo như cá hồi, cá basa. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc kháng viêm nhờ khả năng ức chế sự hình thành và phát triển các protein gây viêm trong cơ thể.

Nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy, việc bổ sung nhiều Omega-3 có thể giúp tình trạng ngứa do chàm giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, trong các loại dầu cá hoặc cá béo còn chứa nhiều vitamin E, có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy hình thành tế bào mới, giúp vết thương nhanh chóng liền miệng, giảm thiểu triệu chứng chàm hiệu quả.

Trong dầu cá có chứa nhiều omega-3Trong dầu cá có chứa nhiều omega-3

Thực phẩm chứa Quercetin

Quercetin còn được hiểu là một loại sắc tố thực vật và có nguồn gốc từ flavone. Chúng được tìm thấy nhiều trong các loại rau, trái cây và ngũ cốc như cà chua, bông cải, lá chùm ngây, trà xanh,…

Quercetin có khả năng chống lại quá trình oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, đồng thời giúp ngăn chặn đáng kể sự hoạt động của các gốc tự do, từ đó chống được lão hóa, bảo vệ da khỏi tác động của tia UV từ ánh nắng Mặt Trời và giảm viêm nhiễm đáng kể.

Đó cũng chính là lý do vì sao các bác sĩ da liễu thường khuyên các bệnh nhân bị chàm môi của mình rằng họ cần bổ sung thật nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình.

Trong lá trà xanh chứa nhiều Quercetin, hỗ trợ rất tốt cho người bị chàm môiTrong lá trà xanh chứa nhiều Quercetin, hỗ trợ rất tốt cho người bị chàm môi

Uống nhiều nước

Bạn có biết, 70% cơ thể của chúng ta là nước, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuần hoàn máu cũng như thanh lọc, đào thải chất độc thông qua hệ bài tiết. Nếu thiếu nước trong thời gian dài, nguy cơ tắc nghẽn mạch máu do máu quá đặc cũng như các bệnh liên quan đến gan, thận sẽ vô cùng cao.

Việc uống nhiều nước sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp các chất dinh dưỡng được cung cấp đều đến các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là môi, giúp vết thương do chàm nhanh chóng hồi phục và trở nên hồng hào, mềm mại hơn.

Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thểUống nhiều nước để thanh lọc cơ thể

Thực phẩm chứa men vi sinh

Các loại thực phẩm chứa men vi sinh như sữa chua, nấm Kefir, thực phẩm lên men, men vi sinh cũng hỗ trợ rất lớn cho cơ thể trong việc ngăn chặn và điều trị tình trạng chàm môi hiệu quả. Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu men vi sinh này cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm, đồng thời giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do da bị khô nẻ đáng kể.

Trong các loại thực phẩm chứa men vi sinh có hàng tỷ lợi khuẩn, có nhiệm vụ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố từ môi trường bên ngoài, giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát chàm do dị ứng hiệu quả.

Uống men vi sinh mỗi ngày để hỗ trợ tăng sức đề khángUống men vi sinh mỗi ngày để hỗ trợ tăng sức đề kháng

Mật ong

Mật ong được xem là món quà thiên nhiên vô giá được mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Mật ong từ lâu đã được biết đến với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ làm lành vết thương trong dân gian.

Ngày nay, mật ong chưa bao giờ đánh mất “vị trí” quan trọng của mình trong nền y học, nhất là trong các liệu trình chăm sóc da, điều trị các vấn đề về da như mụn, chàm,… Vì vậy, khi bị chàm, bạn có thể sử dụng mật ong như một loại gia vị dùng kèm với trà xanh hoặc nước chanh. Bên cạnh đó cũng có thể dùng để thoa lên bề mặt môi để cấp ẩm và kháng viêm hiệu quả.

Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị chàm môi hiệu quảMật ong có tính kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị chàm môi hiệu quả

Trên đây là các thông tin vô cùng hữu ích giúp bạn dễ dàng trả lời cho câu hỏi bị chàm môi kiêng ăn gì. Khi bị chàm môi, bạn cần kiêng khem nhiều loại thực phẩm, nhất là các món ăn chứa nhiều muối, đường và các loại thức uống có cồn, gas. Bên cạnh đó, hãy tích cực bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, các loại tinh dầu tốt vào thực đơn hằng ngày để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa chàm môi quay trở lại.

[Ads] Tư vấn ngay - đang MIỄN PHÍ
Zalo: 0968200357

-10%
nhập khẩu
675.000
-19%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *