Giống như đa số người Á Đông, người Việt thường sở hữu chiếc mũi thấp, tẹt so với các nước phương Tây. Do đó, không khó hiểu khi nâng mũi luôn là một trong những phương pháp làm đẹp được chị em quan tâm nhiều nhất. Sau khi nâng mũi có được cười không? Cần phải chú ý những điểm gì khác khi chăm sóc hậu phẫu? Tham khảo ngay nội dung giải đáp sau đây từ góc kiến thức thẩm mỹ nhé!
Sau khi nâng mũi có được cười không? Vì Sao?
Theo các chuyên gia, việc chăm sóc và kiêng khem kỹ càng sau khi nâng mũi ảnh hưởng đến 20% hiệu quả của ca thẩm mỹ. Các bác sĩ thường sẽ có nhiều lưu ý và dặn dò cho khách hàng sau phẫu thuật.

Có rất nhiều thông tin tranh cãi về việc nâng mũi có được cười không. Một số người cho rằng sau nâng mũi không nên cười vì có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương. Một số khác lại ý kiến có thể cười nói hoàn toàn bình thường.
Để giải đáp thắc mắc này, các bác sĩ cho rằng việc cười nhẹ nhàng sẽ không tác động quá nhiều đến kết quả sau khi thực hiện. Tuy nhiên họ vẫn khuyến khích bệnh nhân hạn chế cười lớn, cười nhiều. Lý do là vì khi cười phần cơ miệng sẽ tác động đến các mô lân cận ở má, mũi, cằm khiến hiện tượng đau nhức, sưng, bầm kéo dài hơn.

Lúc cười, vô tình có thể khiến cho mũi bị biến dạng nghiêm trọng. Cụ thể phần cánh mũi bị kéo rộng hơn, đầu mũi chúi thấp về trước hoặc làm lệch vẹo sống mũi. Do đó nếu muốn mũi phục hồi nhanh chóng, đảm bảo thẩm mỹ bạn nên cố gắng hạn chế cười trong thời gian này.
Với những bạn phẫu thuật thu gọn cánh mũi, chỉ cần cười nhẹ cũng có thể khiến cho cánh mũi rộng ra, kéo giãn sang hai bên. Các đường chỉ sau khi mổ bị xô lệch, ảnh hưởng, gây đau nhức.

Sau nâng mũi cần “kiêng cười” bao lâu?
Có thể chia việc hồi phục sau khi nâng mũi thành nhiều giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 1-7 ngày đầu sau khi nâng mũi: cần hạn chế cười để không ảnh hưởng đến vết thương.
- Giai đoạn từ 7-10 ngày sau: Giai đoạn này mũi đang trong quá trình hồi phục, các tế bào sẽ bắt đầu liền lại, sống mũi bắt đầu vào form thích nghi với khoang mũi. Bạn có thể bắt đầu nói chuyện, cười mỉm chi nhẹ nhàng, không nên cười nói quá lớn.
- Giai đoạn 10-14 ngày sau: Nếu không có gì bất thường, giai đoạn này bạn sẽ được cắt chỉ. Việc kiêng khem sẽ được linh động và giảm dần, bạn có thể cười nhưng lưu ý đừng cười quá nhiều trong thời gian ngắn hoặc cười quá lớn nhé!
- Giai đoạn 1 tháng sau khi nâng mũi: Lúc này hầu như vết thương đã hoàn toàn hồi phục, bạn có thể cười nói bình thường mà không cần kiêng cữ nữa.

Việc “kiêng cười” đôi khi sẽ gây ra phiền toái ở một số trường hợp trong cuộc sống. Chị em có thể cảm thấy khó chịu vì không được bộc lộ cảm xúc một cách thoải mái và tự nhiên. Thậm chí một số người còn cười gượng gạo và hơi bị đơ khi giao tiếp, đọc phần tiếp theo của bài viết để hiểu thêm về tình trạng này nhé!
Vì sao một số người nâng mũi xong cười bị “đơ”?
Quá trình nâng mũi có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động trên cơ mặt khiến nụ cười của bạn cũng thay đổi. Nếu cảm thấy mình cười hơi “đơ” hoặc “sượng” khi vừa nâng mũi xong bạn không nên quá lo lắng. Hầu hết những hiện tượng này chỉ là tạm thời, sau một thời gian khi mũi lành hoàn toàn bạn lại sẽ sở hữu nụ cười tươi tắn tự nhiên như trước!

Theo lý giải của chuyên gia, trong quá trình nâng mũi sẽ phải thực hiện một được rạch nhỏ ở vị trí trụ mũi. Khi kết thúc phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu thẩm mỹ khiến cho vị trí này có thể bị sưng tấy. Trụ mũi gần sát với môi vùng trên khiến cho da môi cũng bị căng khó chịu hơn. Do đó khi cười bạn sẽ cảm thấy hơi cứng và không được tự nhiên như bình thường.
Để giải quyết vấn đề này bạn chỉ cần chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Qua thời gian, khi vùng mũi được hồi phục thì nụ cười cũng sẽ trở nên tự nhiên mà không cần can thiệp bằng thủ thuật thẩm mỹ nào. Trong quá trình chờ đợi cho mũi lành, bạn chú ý chỉ cười mỉm, cố gắng không cười lộ răng, nếu cảm thấy gượng gạo có thể kết hợp với việc biểu lộ cảm xúc qua đôi mắt.

Lúc cười, bạn chú ý nên cười hở hàm trên và hơi ngước cằm lên khi cười. Như vậy có thể vừa hạn chế tác động đến các cơ vùng mũi vừa giảm được khuyết điểm về nọng cằm.
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sau khi nâng mũi
Ngoài vấn đề nâng mũi có được cười không, bạn cũng đừng quên “bỏ túi” một số kinh nghiệm hay ho để chăm sóc bản thân tốt hơn sau khi nâng mũi nhé:
Hạn chế các hành động cúi người
Khi mũi chưa lành mà bạn cúi người xuống có thể khiến dịch mũi chảy nhiều hơn, đặc biệt có thể khiến sụn mũi bị tụt nếu chưa ổn định. Các động tác cần phải cúi người như gội đầu sau nâng mũi bạn cũng cần hạn chế thực hiện. Thay vào đó nên đến tiệm để được nhân viên gội đầu từ phía sau trong tư thế nằm ngửa nhé!

Tái khám đúng lịch hẹn
Ngay cả khi cuộc phẫu thuật diễn ra thành công thì kết quả có được như mong muốn hay không vẫn còn phụ thuộc nhiều vào quá trình chăm sóc hậu phẫu. Tùy theo từng phương pháp mà thời gian cắt chỉ dao động trong khoảng 7-10 ngày. Ngoài ra bạn cũng nên đến bệnh viện để hút dịch mũi cho vết thương nhanh lành hơn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn nên lưu ý đến bệnh viện để tái khám đúng hẹn, không nên chủ quan. Trong quá trình này nếu cảm thấy có vấn đề bất thường bác sĩ sẽ có cách xử lý kịp thời, ngăn ngừa những rủi ro không đáng có.

Vệ sinh mũi đúng cách sau khi phẫu thuật
Vệ sinh mũi cũng là một bước quan trọng để ngăn ngừa viêm nhiễm. Nên làm sạch vết thương hằng ngày theo hướng dẫn để loại bỏ các gỉ máu hoặc dịch chảy ra. Từ đó giúp mũi khô ráo, nhanh lành hơn. Lưu ý không được để nước chạm vào mũi, thay vào đó nên sử dụng nước mũi sinh lý. Dùng bông tăm thấm với nước rửa mũi chuyên dụng để vệ sinh khu vực này.
Hạn chế vận động mạnh
Trong quá trình đi đứng, sinh hoạt bạn cần hạn chế những động tác cần vận động mạnh như chạy nhảy, tập gym, bê vác đồ nặng… Vì lúc này sụn vẫn cần thời gian để ổn định và bám chặt vào các mô cơ vùng mũi. Những động tác mạnh có thể khiến dáng mũi bị thay đổi, vẹo lệch…

Chườm lạnh trong 2 ngày đầu để giảm sưng
Trong 48 giờ đầu sau khi nâng mũi bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng đau, tạo cảm giác thoải mái hơn. Lưu ý nên dùng khăn sạch hoặc túi chườm để thực hiện, không chườm đá trực tiếp lên da để tránh viêm nhiễm. Ở giai đoạn sau nên chuyển qua chườm nóng để làm tan máu bầm nhanh chóng.
Hiện tượng sưng hoặc bầm sau 1-2 ngày nâng mũi là rất bình thường, bạn không nên quá lo lắng. Nhưng nếu việc sưng bầm vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm sau 4 ngày bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc nâng mũi có được cười không. Việc hạn chế cười trong thời gian đầu có thể gây ra một số bất tiện khi sinh hoạt. Tuy nhiên, để sở hữu được chiếc mũi cao thanh thoát hoàn hảo thì những khó khăn này có thể coi là hoàn toàn xứng đáng. Do đó bạn hãy cố gắng chăm sóc và kiêng khem kỹ lưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả phẫu thuật tốt nhất nhé!