Lòng bàn tay bị ngứa không phải chứng bệnh hiếm gặp nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng không tốt. Vậy có những nguyên nhân nào dẫn tới ngứa ở lòng bàn tay? Làm thế nào điều trị bệnh này? Câu hỏi này sẽ được góc sức khỏe giải đáp trong bài viết hôm nay.
Tại sao lòng bàn tay bị ngứa?
Trước khi đi tìm cách điều trị ngứa ở lòng bàn tay, bạn cần biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Việc này rất quan trọng vì chỉ có tìm ra nguyên nhân mới giúp bạn trị tận gốc tình trạng ngứa. Sau đây 4 nguyên nhân thường gặp nhất:
Da tay khô gây nên ngứa
Hiện tượng khô da thường xảy ra khi giao mùa giữa mùa hè và mùa đông. Đây là lúc không khí hanh khô nhất nên khiến da dễ bị mất nước dẫn tới hiện tượng nứt nẻ và mẩn ngứa. Ngoài ra, da tay khô cũng có thể do thói quen dùng các chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt,… gây ra.

Bệnh da liễu gây ngứa lòng bàn tay
Nguyên nhân thứ hai dẫn tới lòng bàn tay bị ngứa là do bệnh da liễu gây ra. Những căn bệnh phổ biến này gồm chàm, viêm da tiếp xúc và vẩy nến. Cụ thể như sau:
Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến hiểu đơn giản là sự tăng sinh tế bào da quá mức nhưng da cũ chưa kịp bong ra đã chồng lớp da mới. Hiện tượng này dẫn tới sự tích tụ đan xen da mới và da cũ nên khiến cho da bị viêm nhiễm dẫn tới ngứa.

Bệnh chàm
Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh chàm là lòng bàn tay bị ngứa, phồng rộp, tấy đỏ hoặc có thể xuất hiện các vết nứt trên da. Một số trường hợp còn xuất hiện các mụn nước nhỏ trong lòng bàn tay khiến người bệnh khó sinh hoạt.
Căn bệnh này thường gặp ở những người làm việc ở môi trường ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như dọn vệ sinh, làm tóc, phục vụ, thợ cơ khí. Bệnh chàm cũng có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người mắc bệnh chàm thì tỷ lệ mắc bệnh ở đời con cháu cũng rất cao.

Viêm da tiếp xúc
Giống như tên gọi, căn bệnh này xuất hiện khi da tay tiếp xúc với một số loại hóa chất dẫn tới phản ứng viêm gây ngứa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một số chất dễ gây kích với da tay nhất gồm có:
- Bụi bẩn, bùn đất
- Thuốc và chế phẩm từ thuốc: Thuốc khử trùng, chất sát khuẩn
- Xà phòng
- Nước hoa
- Găng tay cao su
- Trang sức bằng kim loại
Thời gian phát bệnh là từ 48 – 96 giờ sau khi tay tiếp xúc với những chất trên. Ngoài ra, tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ xảy ra phản ứng viêm với những loại vật chất khác nhau.
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ cũng dẫn tới tình trạng lòng bàn tay bị ngứa. Căn bệnh da liễu này do một loại ký sinh trùng có tên gọi Sarcoptes scabiei gây. Các con ký sinh trùng này tiết ra các enzyme phá hủy lớp sừng trên cơ thể để dễ dàng di chuyển vào sâu trong da. Sau đó, chúng sẽ đẻ trứng và làm ổ trong da dẫn tới tình trạng nhiễm trùng gây ngứa và đau rát.

Một số bệnh lý dẫn tới ngứa lòng bàn tay
Bên cạnh các bệnh da liễu dẫn tới lòng bàn tay bị ngứa thì còn một số bệnh sau cũng khiến lòng bàn tay xuất hiện triệu chứng này:
Xơ gan dẫn tới ngứa lòng bàn tay
Xơ gan khiến cho ống dẫn mật bị tắc nghẽn dẫn tới tổn thương gan cũng như ảnh hưởng tới quá trình thải độc của cơ thể. Khi lượng độc tố tích tụ nhiều trong gan sẽ ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trên người, trong đó có ngứa lòng bàn tay. Nếu không điều trị xơ gan kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: loãng xương, giãn tĩnh mạch, vàng da,…
Tiểu điều khiến lòng bàn tay bị ngứa
Một số bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thường ngứa lòng bàn tay hoặc bàn chân vào ban đêm. Nguyên nhân là vì người bệnh bị dị ứng với thành phần nào đó của thuốc khiến cho cơ thể xuất hiện tình trạng ngứa.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng gây ảnh hưởng tới chức năng của gan và thận. Hệ quả là khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn dẫn tới tích tụ chất độc nên gây ra một số phản ứng viêm và ngứa trên da.
Hội chứng ống cổ tay gây ngứa
Đây là bệnh lý tương đối hiếm gặp khiến lòng bàn tay bị ngứa. Hiện tượng đi kèm là bàn tay bị đau, thường xuyên tê bì và không có sức cầm nắm vật nặng. Nếu có những dấu hiệu bất thường này, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra và điều trị.
Lòng bàn tay bị ngứa do tác dụng phụ của thuốc
Nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng lòng bàn tay bị ngứa là do tác dụng phụ của thuốc. Khi dùng các loại thuốc điều trị, một số thành phần có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều histamine. Loại chất này sẽ khiến cơ thể bị đau, ngứa, khó chịu, chóng mặt và buồn nôn.

Tham khảo thêm dấu hiệu liên quan: Tay nổi mụn nhưng không bị ngứa là sao?
Cách điều trị ngứa ở lòng bàn tay
Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân khiến lòng bàn tay bị ngứa, bạn có thể chọn một trong những cách sau để cải thiện tình trạng này:
Đối với trường hợp da tay bị khô
Trường hợp ngứa do da tay bị khô rất dễ để xử lý. Bạn chỉ cần sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng để giúp da không bị khô. Tuy nhiên, bạn nên chọn sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên sẽ an toàn hơn cho làn da. Hoặc bạn cũng có thể dùng một số nguyên liệu tự nhiên như dầu ô liu, dầu dừa hoặc mật ong để cấp ẩm cho da tay.
Mặt khác, bạn cũng cần thường xuyên uống nước để giúp cơ thể không bị mất nước. Đặc biệt là thời tiết giao mùa cần uống nhiều nước hơn bình thường. Ngoài nước lọc, bạn nên uống các loại nước ép trái cây để bổ sung thêm khoáng chất, vitamin giúp da sáng và mịn màng hơn.

Đối với trường hợp bị bệnh da liễu hoặc bệnh lý liên quan
Những trường hợp lòng bàn tay bị ngứa do bệnh da liễu hoặc bệnh lý, bạn nên tới bác sĩ khám để được hướng dẫn điều trị. Với những người bị chàm hoặc viêm da kích ứng, bác sĩ có thể chỉ định dùng biện pháp quang trị liệu để loại bỏ tận gốc tình trạng ngứa.
Tuy nhiên, những ca bệnh bị ngứa lòng bàn tay nhẹ hơn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc bôi steroid để bôi ở nhà. Sản phẩm này tương đối dễ dùng, bạn chỉ cần rửa sạch tay bằng nước ấm rồi lấy một lượng kem vừa đủ và bôi đều vào lòng bàn tay và để qua đêm. Thực hiện bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ cho tới khi hết ngứa. Lưu ý, tránh lạm dụng kem bôi steroid vì có thể khiến da tay bị mỏng đi.

Còn đối với trường hợp bị hội chứng ống cổ tay gây ngứa có thể được chỉ định làm phẫu thuật để giúp dây thần kinh ở giữa ống tay không còn bị chèn ép. Từ đó giúp bàn tay hoạt động bình thường, không còn bị đau nhức và ngứa ngáy.
Đối với trường hợp bị dị ứng thuốc
Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc mà xảy ra bất kỳ tình trạng bất thường nào thì nên tới bệnh viện để khám. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng dị ứng của cơ thể để đổi đơn thuốc hoặc cho bạn thuốc kháng sinh histamine nhằm kiềm chế lượng histamine sản sinh quá mức dẫn tới ngứa.
Một số biện pháp phòng ngừa ngứa ở lòng bàn tay
Hiện tượng lòng bàn tay bị ngứa không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng gây ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày. Bởi vậy, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng ngứa ở bộ phận này:
Bảo vệ đôi tay
Với những người có da tay nhạy cảm nên sử dụng găng tay trong lúc làm việc hoặc dọn dẹp. Việc này sẽ giúp đôi tay tránh bị nhiễm khuẩn dẫn tới nhiều bệnh da liễu nguy hiểm như ghẻ, viêm tay tiếp xúc, vẩy nến,…

Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với kim loại hoặc hóa chất cần dùng các loại găng tay chuyên dụng để bảo vệ da của mình. Trong trường hợp bạn bị dị ứng với găng tay cao su thì nên đeo găng tay cotton bên trong rồi lồng găng cao su bên ngoài. Việc này sẽ giảm tình trạng kích ứng và giúp đôi bàn tay an toàn hơn.
Tránh dùng các loại sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh
Các loại sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh như nước rửa bát, xà phòng, bột giặt,… có thể ăn mòn da tay khiến bạn bị ngứa. Bởi vậy, bạn nên dùng các sản phẩm có độ pH từ 4.5 đến 6.2 để giúp cân bằng ẩm trên da tay. Mức pH này cũng giúp vi khuẩn có lợi phát triển khỏe mạnh trên da, bảo vệ đôi tay khỏi những tác động từ bên ngoài.

Uống đủ nước
Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới khô và ngứa rát da. Bởi vậy, bạn nên uống ít nhất 2 lít nước một ngày. Vào mùa đông thì nên uống 2.5 hoặc 3 lít nước để giúp cơ thể cân bằng lượng nước. Cùng với đó, bạn cũng cần giữ ấm tay vào mùa lạnh, tránh để tay tiếp xúc với khí lạnh vì điều này sẽ khiến tay bị khô, nứt nẻ dẫn tới ngứa rát khó chịu.
Thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày
Thoa kem dưỡng ẩm không chỉ giúp tay mềm mại hơn mà còn giúp cân bằng ẩm trên da, hạn chế bong da, ngứa ngáy. Bạn nên chọn sản phẩm tới từ các thương hiệu uy tín để hạn chế tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tóm lại, lòng bàn tay bị ngứa không phải tình trạng hiếm gặp nhưng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Bởi vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường trên bàn tay, bạn nên tới bệnh viện để khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, bạn cũng cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ đôi tay trước những ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh.